
Giới thiệu Công nghệ phục hồi pin laptop tại Khang Minh® Battery
Ngày 10/12/2009 Lượt xem 10141
-
1 - Mạch pin: Hay còn gọi là mạch sạc pin, mạch quản lý sạc - xả pin. Đây là thành phần rất quan trọng chứa các thông số về "sức khỏe" của pin như là độ chai pin (Wear), số lần sạc (Cycle Count), ngày sản xuất (Date).... cũng như làm cầu nối giao tiếp giữa pin và laptop. Giúp cho máy tính có thể nhận dạng và quản lý chính xác loại Pin phù hợp.Chúng được tạo thành từ các chip quản lý sạc - xả (đó là chip EEProm và mới nhất là chip Flashrom - BQ series: BQ208xxx, BQ20Zxx, BQ80xxx, SN8030, BQ3042,....), chip quản lý nguồn pin, cảm biết nhiệt và một số thành phần quan trọng khác.
-
2 - Các Cell pin: Đây là thành phần rất quan trọng khi nói đến "chất lượng" pin laptop như là thời lượmg sử dụng pin, độ bền pin . Tùy từng loại pin mà ta có 3 - 4 - 6 - 8 - 9 hoặc 12 cell. Chúng được hàn chặt với nhau thành từng cặp song song và/hoặc mắc nối tiếp nhau. Các viên Pin dung lượng lớn có thể có nhiều cell hơn nữa.
- 3 - Vỏ (hộp) pin: Giữ và bảo vệ cell pin cùng mạch pin bên trong. Chúng tạo thành một khối gắn kết chặt chẻ, hoàn chỉnh như chúng ta thường thấy. Cũng là nơi in nhãn hiệu và tham số pin của nhà sản xuất: Điện thế, công suất pin, mã pin,...
Phần lớn pin laptop hiện nay là pin Lithium-Ion (Li-Ion battery), sử dụng loại cell Lithium-Ion (Li-Ion cell). Tuổi thọ (CycleCount - chu kỳ sạc xả pin) phụ thuộc công nghệ và hãng sản xuất chúng. Cell Sanyo/Panasonic có cyclecount lên đến hơn 1000 lần, tương đương 3 - 5 năm sử dụng; cell china có cyclecount 300 lần, tương đương 1 - 2 năm sử dụng,....
Nếu các cell này trong tình trạng khỏe (good health), pin laptop hoạt động tốt (máy tính sử dụng nguồn pin độc lập trong khoảng thời gian nhất định mà không cần AC adaptor) và ngược lại. Các cell phổ biến hiện nay là cell Li-ion tròn ICR18650, có dung lượng 2000mAh, 2200mAh, 2400mAh, 2600mAh, 2800mAh, 3100mAh, 3400mAh.... Một số pin laptop mỏng đời cũ, sử dụng cell L-ion, dẹp vuông 103450 có dung lượng nhỏ hơn 1800mAh - 2000mAh... và thường dùng trong các máy mỏng, nhẹ như IBM X30; Dell C400.... Một số dòng laptop, tablet mới hiện này sử dụng cell Polymer Li-ion dẹp, có dung lượng lớn hơn 2500, 2700, 3200mAh,...
Ngoài ra, một số pin laptop secondhand nhập từ Nhật, sử dụng cell Ni-MH, dung lượng 4000mAh, 4500mAh, hiện không còn phổ biến nữa.
Cho đến một ngày nào đó, khi Pin laptop không thể cung cấp điện áp cho laptop (No detected battery) hoặc máy tính không sạc (Not charging) hoặc thời lượng sử dụng rút ngắn khoảng vài chục phút và kèm theo dấu (X - Replace Consider) màu đỏ nhấp nháy bên cạnh icon pin, tức pin laptop có vấn đề về "sức khỏe"! Do một trong các nguyên nhân sau:
- Mạch pin bị lỗi.
- Các cell bên trong bị yếu (chai) hoặc hỏng.
Ở đây chúng tôi xin nói về kỹ thuật Phục hồi pin laptop! Vậy "Phục hồi pin laptop" là gì? Và phục hồi như thế nào? Gồm những công đoạn nào? Sẽ bãn kỹ hơn ngay sau đây.
III. Phục hồi pin laptop là gì?
Phục hồi Pin laptop chỉ đơn giản làm sao
"Khôi phục" lại trạng thái ban đầu của pin mà thôi! Tuy nhiên bao gồm
nhiều công đoạn phức tạp và kỹ năng xử lý chính xác, kể cả ứng dụng
công nghệ hiện đại một cách thành thạo.
Xét
về yếu tố công nghệ, Công nghệ sản xuất pin laptop và Kỹ thuật phục hồi
pin laptop cơ bản là giống nhau! Như chúng ta đã tìm hiểu đó, để phục
hồi pin
laptop được sản xuất bởi SANYO (Ví dụ: IBM T60, DELL 1400 Made in Japan), bắt buộc phải có công nghệ của
Sanyo - Sanyo Tool. Hay như để phục hồi pin được sản xuất bởi Samsung (Ví dụ: Samsung R439), bắt buộc phải có công nghệ của Samsung,.... Khi đó pin được phục
hồi mới có thể đạt 100% như pin gốc! Thậm chí tăng dung lượng và/hoặc chất lượng lên trên 120% hoặc cao hơn.
-
Dụng cụ tách vỏ pin.
-
6 cells mới SANYO Li-ion UR18650 2600mAh.
- Các dây dẫn điện (có thể tái sử dụng dây dẫn cũ).
-
Thiết bị: Máy hàn cell, máy test dung lượng cell, máy đo nội trở cell, mõ hàn, kẽm hàn,...
-
√ Thao tác:
-
Bước 1: Tháo vỏ (hộp) pinTa dùng thiết bị chuyên dụng để tháo vỏ pin. Một số vỏ pin thông dụng, thợ có tay nghề có nhiều năm kinh nghiệm chỉ cần 1 con dao nhỏ là có thể tách thành công vỏ pin trong vòng 3-5 phút. Chú ý phải tách theo các đường rãnh của Pin. Nên gõ nhẹ và đều xung quanh rãnh Pin cho đến khi tách rời chúng ra. Bước này rất quan trọng, tránh va chạm giữa dao và mạch pin bên trong. Đồng thời giữ cho mạch pin không bị trầy sướt hay bể.
-
Bước 2: Sau khi tách vỏ (hộp) Pin thành công, ta lấy các cell và mạch pin ra khỏi vỏ (hộp).
-
Bước 3: Tháo mạch pin ra khỏi bộ cellTừng bước thực hiện thao tác tháo dây mạch Pin ra khỏi các cell.
Lưu ý thao tác hết sức cẩn thận, tránh tình trạng bo mạch bị chết trong lúc tháo dây.
-
Bước 4: Đóng cellĐể cell hoạt động ổn định, ta cần phải kiểm tra kỹ thông số. Dùng máy đo dung lượng và máy đo nội trở để kiểm tra cell. Như nói ở đầu, pin T60 có công suất thiết kế 56Wh (5200mAh). Do đó ta chọn cell có dung lượng 2600mAh là được. Và tất nhiên loại cell phải có nội trở thấp và đồng đều nhau.
Sau khi xử lý thành công mạch pin và kiểm tra cell hoàn tất, ta tiến hành hàn - bấm cell. Dùng máy hàn bấm (hay còn gọi là máy đóng cell) để hàn các cell lại với nhau thành từng cặp (bộ cell). Quá trình này sẽ làm tăng tuổi thọ và tối ưu cell. Nếu không có máy đóng pin thì có thể dùng mỏ hàn điện. Nhưng quá trình này không đảm bảo độ bền mối hàn và tuổi thọ của cell. -
Bước 5: Hàn mạch pin vào bộ cell
Có thể dùng keo 2 mặt để cố định bộ cell vào vỏ pin trước khi thực hiện bước kế tiếp.
-
Bước 6: Dán vỏ (hộp) pin và hoàn tất quy trình 1.
Cuối cùng là đóng nắp vỏ (hộp) pin và dùng keo dán - keo chuyên dụng, để dán 2 nắp vỏ (hộp) pin lại với nhau sao cho dính khít và thẩm mỹ.
Đến đây chúng ta đã hoàn tất quy trình kỹ thuật thay cell pin laptop. Chuẩn bị sang quy trình xử lý mạch pin laptop - SMB
-
DesignCapacity (DC): Chỉ số công suất/dung lượng thiết kế của pin (/Wh/mAh). Với pin T60 như trên là tương đương 56 Wh hay 5200 mAh.
-
FullChargeCapacity (FCC): Chỉ số công suất/dung lượng sạc đầy pin(Wh/mAh). Sau quá trình sử dụng (sạc -xả pin), chỉ số này đã giảm (tương đương 0,6 Wh). Nghĩa là hiện tại pin này khi sạc đầy 100% (12600 mV), công suất chỉ đạt tối đa tương đương 0,6 Wh
-
CycleCount: Chu kỳ sạc - xả pin (lần). 1107 lần. Tỉ lệ nghịch với FCC.
-
Date: Ngày sản xuất. 30/01/2007.
-
DesignVoltage: Điện thế thiết kế (mV). Điện thế tiêu chuẩn mà nhà thiết kế/sản xuất pin đưa ra trên mỗi pin laptop. 10V8 (10800 mV)
-
Voltage: Điện thế tổng các cell (mV). Điện thế tổng các cell hiện tại. 11V4 (11371 mV)
-
ChargingCurrent: Chỉ số dòng sạc pin (mA). Hiện tại dòng sạc pin bằng 0 mA, nghĩa là máy tính không thể sạc pin đầy được!
-
ChargingVoltage: Chỉ số điện thế sạc pin (mV). Hiện tại điện thế ngõ ra của pin bằng 0 mV, nghĩa là máy tính không thể khởi động từ pin được!
-
Ngoài ra còn rất nhiều thông số quan trọng khác.
Tóm lại nếu pin laptop của Quý khách có thông số tương tự như trên thì vui lòng liên hệ với chúng tôi càng sớm càng tốt!
- FullChargeCapacity (FCC): Sau khi xử lý mạch pin thành công, sạc pin đầy 100% (12600 mV), công suất đạt 100% tương đương 56Wh. OK
- CycleCount: 0 (lần).
- Date: 27/01/2010 (Ngày xử lý mạch pin)
- ChargingCurrent: 3300 mA. OK
- ChargingVoltage: 12600 mV. OK
Cập nhật công nghệ kỹ thuật mới tại Khang Minh® Battery 19/06/2012 6916
Hướng dẫn Kỹ thuật phục hồi Pin Laptop 18/06/2012 7020
HD sửa lỗi WinXP: Windows - No disk 20/12/2011 2965
Sửa Lỗi Mất Biểu Tượng Pin trên thanh Taskbar của Laptop 03/12/2011 3853
Hướng dẫn tạo đĩa Hiren's Boot 15.0 từ USB bằng Video 01/12/2011 3335
Hướng dẫn sử dụng máy tính xách tay (laptop) đúng cách 13/07/2011 1293
Hướng dẫn sạc, xả pin laptop sau khi thay cell 22/03/2011 1837
Mẹo sử dụng máy tính xách tay (laptop) hiệu quả 29/12/2010 1277
Giới thiệu phần mềm kiểm tra pin (Battery) máy tính laptop 29/12/2010 1717
Bảy cách sử dụng pin laptop hiệu quả 29/12/2010 1413