Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng.
Hãy quay lại và chọn cho mình sản phẩm yêu thích bạn nhé
TIẾP TỤC MUA HÀNG
Pin laptop là gì?
Pin laptop là sản phẩm công nghệ cao, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại do chính các hãng sản xuất máy tính (IBM, DELL, SONY,...) cung cấp. Hoặc do các hãng chuyên sản xuất pin laptop (như hãng SMP - USA, Sanyo, Sony - JAPAN) được nhà sản xuất laptop chỉ định. Chúng cung cấp năng lượng cho laptop hoạt động độc lập mà không cần nguồn điện ngoài (Adaptor AC) trong khoảng thời gian nhất định cho phép. Chúng được cấu tạo từ:
Pin laptop là gì?
Pin laptop là sản phẩm công nghệ cao, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại do chính các hãng sản xuất máy tính (IBM, DELL, SONY,...) cung cấp. Hoặc do các hãng chuyên sản xuất pin laptop (như hãng SMP - USA, Sanyo, Sony - JAPAN) được nhà sản xuất laptop chỉ định. Chúng cung cấp năng lượng cho laptop hoạt động độc lập mà không cần nguồn điện ngoài (Adaptor AC) trong khoảng thời gian nhất định cho phép. Chúng được cấu tạo từ:
1 - Mạch pin: Đây là thành phần rất quan trọng chứa các thông số giúp cho máy tính có thể nhận dạng và quản lý chính xác loại Pin phù hợp. Chúng được tạo thành từ các mạch bảo vệ, chip quản lý sạc - xả (đó là chip EEProm và mới nhất là chip Flashrom - BQ series: BQ208xxx, BQ20Zxx, BQ80xxx, chip quản lý nguồn pin, các rơle và đầu giắc tiếp xúc với máy tính.
2 - Các Cell: Tùy từng loại pin mà ta có 3 - 4 - 6 - 8 - 9 hoặc 12 cell. Chúng được hàn chặt với nhau thành từng cặp song song và/hoặc mắc nối tiếp nhau.Các viên Pin dung lượng lớn có thể có nhiều cell hơn nữa. Các cell phổ biến hiện nay là cell tròn, có dung lượng 2000mAh, 2200mAh, 2400mAh, 2600mAh.... Cell vuông có dung lượng nhỏ hơn 1800mAh, 2000mAh... và thường dùng trong các máy mỏng, nhẹ như IBM X30; Dell C400....
3 - Vỏ (hộp): Giữ và bảo vệ cell pin cùng mạch pin bên trong. Chúng tạo thành một khối gắn kết chặt chẻ, hoàn chỉnh như chúng ta thường thấy. Cũng là nơi in nhãn hiệu và tham số pin của nhà sản xuất: Điện thế, công suất pin, mã pin,...
Phần lớn pin laptop hiện nay là pin Lithium-Ion (Li-Ion battery), sử dụng loại cell Lithium-Ion (Li-Ion cell). Tuổi thọ (CycleCount - chu kỳ sạc xả pin) phụ thuộc công nghệ và hãng sản xuất chúng. Cell Sanyo có cyclecount lên đến hơn 1000 lần, tương đương 2,5 năm sử dụng; cell china cyclecount 200 lần, 1 năm sử dụng,.... Và khi Pin laptop không thể cung cấp điện áp cho laptop hoặc thời lượng sử dụng rút ngắn khoảng vài chục phút là do một số nguyên nhân sau đây:
Các cells bên trong bị yếu (chai) hoặc hỏng.
Bo mạch pin - SMB bị hỏng.
Chúng ta sẽ làm gì để Pin có thể đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng và an toàn tuyệt đối cho laptop khi hoạt động. Mua pin mới hay Phục hồi pin?
Hiện nay ở Việt Nam, việc mua một viên pin laptop chính hãng là rất khó, hoặc nếu có mua được thì giá thành rất cao và cũng không có bất kỳ sự hỗ trợ nào từ phía nhà sản xuất. Nên chúng ta chỉ biết mua và sử dụng pin có xuất xứ không rõ rãng, thường là pin TQ, giá thành thấp và chất lượng không được kiểm định.
Công nghệ phục hồi pin laptop là gì? Quy trình phục hồi như thế nào?
Xét về yếu tố công nghệ, Công nghệ sản xuất pin laptop và Kỹ thuật phục hồi pin laptop cơ bản là giống nhau! Như chúng ta đã tìm hiểu đó, để phục hồi pin laptop được sản xuất bởi SANYO - IBM T60, bắt buộc phải có công nghệ của Sanyo - Sanyo Tool. Hay như để phục hồi pin được sản xuất bởi SMP - HP DV4, bắt buộc phải có công nghệ của SMP - EV2300. Khi đó pin được phục hồi mới có thể đạt 100% như pin gốc.
Kỹ thuật phục hồi Pin laptop chỉ đơn giản làm sao khôi phục lại trạng thái ban đầu của pin mà thôi! Tuy nhiên bao gồm nhiều công đoạn phức tạp và kỹ năng xử lý chính xác, kể cả ứng dụng công nghệ hiện đại một cách thành thạo.
Công nghệ phục hồi pin laptop tại KHANG MINH® BATTERY - Công nghệ chính hãng - Original Technology - Made in Japan, chúng tôi xử lý chính xác mạch pin SMB (mạch quản lý sạc - xả pin) và thay toàn bộ cell mới 100% bởi các KTV lành nghề. Do đó pin sau khi phục hồi sẽ đạt 100% dung lượng gốc và chất lượng tương đương pin chính hãng. Bảo hành lên tới 12 tháng.
Khái niệm “Phục hồi pin laptop” khác hoàn toàn “phục hồi cell” - tái sử dụng lại cell cũ, chỉ là công đoạn nhỏ trong quy trình xử lý cell, mà rất nhiều Khách hàng nhầm lẫn. Phục hồi pin laptop gồm hai quy trình công nghệ quan trọng. Đó là "Công nghệ xử lý mạch pin " và "Kỹ thuật xử lý cell pin" mà chúng ta sắp tìm hiểu sau đây.
1. Quy trình kỹ thuật xử lý cell pin laptop
Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu quy trình kỹ thuật thay các cells mới cho Pin laptop IBM T60 - Pin Li-ion, 6 cell. Điện thế: 10V8. Công suất 56Wh. Made in Japan (SANYO).
Hình. Pin laptop IBM T60
√ Chuẩn bị:
Dụng cụ tách vỏ pin.
Hình. Dụng cụ tách vỏ (hộp) pin laptop
6 cells mới SANYO Li-ion UR18650 2600mAh.
Hình. Cell Sanyo Li-ion UR18650
Các dây dẫn điện (có thể tái sử dụng dây dẫn cũ).
Thiết bị: Máy hàn cell, máy test dung lượng cell, máy đo nội trở cell, mõ hàn, kẽm hàn,...
Hinh. Máy hàn cell
Hình. Nikel - kẽm hàn cell
Hình. Máy đo nội trở cell
Hinh. Máy đo dung lượng cell
Keo dán: Keo 2 mặt và Epoxy.
√ Thao tác:
Bước 1: Tháo vỏ (hộp) pin
Ta dùng dao nhỏ để tách vỏ (hộp) Pin theo các đường rãnh của Pin. Nên gõ nhẹ và đều xung quanh rãnh Pin cho đến khi tách rời chúng ra. Bước này rất quan trọng, tránh va chạm giữa dao và mạch pin bên trong. Đồng thời giữ cho mạch pin không bị trầy sướt hay bể.
Hình. Bên trong pin laptop
Bước 2: Sau khi tách vỏ (hộp) Pin thành công, ta lấy các cells và mạch pin ra khỏi vỏ (hộp).
Hình. Mạch pin và bộ cell
Bước 3: Tháo mạch pin ra khỏi bộ cell
Từng bước thực hiện thao tác tháo dây mạch Pin ra khỏi các cell. Bạn sẽ tháo lần lượt các dây theo thứ tự:
+
Đầu tiên là dây VCC ( VP, +).
+ Kến đến là dây VH, dây VL.
+ và
sau cùng là dây Mass (VG, - ).
Lưu ý thao tác hết sức cẩn thận, tránh tình trạng bo mạch bị chết trong lúc tháo dây.
Hình. Mạch pin sau khi đã tháo khỏi cell
Bước 4: Đóng cell
Để cell hoạt động ổn định, ta cần phải kiểm tra kỹ thông số. Dùng máy đo dung lượng và máy đo nội trở để kiểm tra cell. Như nói ở đầu, pin T60 có công suất thiết kế 56Wh (5200mAh). Do đó ta chọn cell có dung lượng 2600mAh là được. Và tất nhiên loại cell phải có nội trở thấp và đồng đều nhau.
Sau khi xử lý thành công mạch pin và kiểm tra cell hoàn tất, ta tiến hành hàn - bấm cell. Dùng máy hàn bấm (hay còn gọi là máy đóng cell) để hàn các cell lại với nhau thành từng cặp (bộ cell). Quá trình này sẽ làm tăng tuổi thọ và tối ưu cell. Nếu không có máy đóng pin thì có thể dùng mỏ hàn điện. Nhưng quá trình này không đảm bảo độ bền mối hàn và tuổi thọ của cell.
Hình. Đóng cell
Hình. 6 cell đã được đóng thành bộ
Bước 5: Hàn mạch pin vào bộ cell
Sau khi các bước trên đã hoàn tất, ta sẽ hàn mạch pin vào bộ cell. Ta đặt bộ cell đã được hàn và mạch pin vào vỏ (hộp) pin với vị trí như ban đầu. Sau đó bắt đầu hàn các dây mạch pin với bộ cell bằng mỏ hàn thông thường và việc hàn sẽ được thực hiện tuần tự như sau (ngược với quá trình tháo dây mạch pin ra khỏi bộ cell):
+ Hàn dây Mass ( VG, -) trước tiên.
+ Tiếp tục là hàn các dây theo tuần tự: VL và VH.
+ Sau cùng là VCC ( VP, +).
Hình. Mạch pin và bộ cell mới đã được hàn trở lại
Có thể dùng keo 2 mặt để cố định bộ cell vào vỏ pin trước khi thực hiện bước kế tiếp.
Bước 6: Dán vỏ (hộp) pin và hoàn tất quy trình 1.
Cuối cùng là đóng nắp vỏ (hộp) pin và dùng keo dán - Epoxy để dán 2 nắp vỏ (hộp) pin lại với nhau sao cho dính khít và thẩm mỹ.
Hình. Thay cell Pin T60 hoàn chỉnh
Đến đây chúng ta đã hoàn tất quy trình kỹ thuật thay cell pin laptop. Chuẩn bị sang quy trình xử lý mạch pin laptop - SMB
2. Quy trình Công nghệ xử lý mạch pin laptop
Ở đây chúng ta đang phân tích mạch pin IBM T60 (Made in Japan). Mạch pin được sản xuất bởi SANYO - chip quản lý mạch pin là flashrom bq8030, do đó công nghệ xử lý mạch pin này phải là công nghệ SANYO - Sanyo Tool.
Hình. Sanyo Tool - Made in Japan
Vì những lý do liên quan đến công nghệ mà chúng tôi không thể phân tích chi tiết quá trình xử lý mạch pin ở đây được! Mà chỉ phân tích những thông số quan trọng trên mạch pin trước và sau khi đã xử lý.
Hình a. Thông số trên mạch pin chưa xử lý
Chúng ta sẽ phân tích nhóm tham số cơ bản quan trọng sau đây (Hình a.):
DesignCapacity (DC): Chỉ số công suất/dung lượng thiết kế của pin (/Wh/mAh). Với pin T60 như trên là tương đương 56 Wh hay 5200 mAh.
FullChargeCapacity (FCC): Chỉ số công suất/dung lượng sạc đầy pin(Wh/mAh). Sau quá trình sử dụng (sạc -xả pin), chỉ số này đã giảm (tương đương 0,6 Wh). Nghĩa là hiện tại pin này khi sạc đầy 100% (12600 mV), công suất chỉ đạt tối đa tương đương 0,6 Wh.
CycleCount: Chu kỳ sạc - xả pin (lần). 1107 lần. Tỉ lệ nghịch với FCC.
Date: Ngày sản xuất. 30/01/2007.
DesignVoltage: Điện thế thiết kế (mV). Điện thế tiêu chuẩn mà nhà thiết kế/sản xuất pin đưa ra trên mỗi pin laptop. 10V8 (10800 mV)
Voltage: Điện thế tổng các cell (mV). Điện thế tổng các cell hiện tại. 11V4 (11371 mV)
ChargingCurrent: Chỉ số dòng sạc pin (mA). Hiện tại dòng sạc pin bằng 0 mA, nghĩa là máy tính không thể sạc pin đầy được!
ChargingVoltage: Chỉ số điện thế sạc pin (mV). Hiện tại điện thế ngõ ra của pin bằng 0 mV, nghĩa là máy tính không thể khởi động từ pin được!
Ngoài ra còn rất nhiều thông số quan trọng khác.
Tóm lại nếu pin laptop của Quý khách có thông số tương tự như trên thì vui lòng liên hệ với chúng tôi càng sớm càng tốt!
Hình b. Mạch pin đã xử lý thành công. Các tham số trở về "trạng thái ban đâu"! Pin đã hoạt động tốt.
FullChargeCapacity (FCC): Sau khi xử lý mạch pin thành công, sạc pin đầy 100% (12600 mV), công suất đạt 100%, tương đương 56Wh. OK
CycleCount: 0 (lần).
Date: 27/01/2010 (Ngày xử lý mạch pin)
ChargingCurrent: 3300 mA. OK
ChargingVoltage: 12600 mV. OK
Hình b. Thông số trên mạch pin đã xử lý
Bài viết này nhằm mục đích giới thiệu khái quát Kỹ thuật phục hồi pin laptop tại KHANG MINH ® BATTERY và được biên soạn 2009 nên có thể có một số thông tin cũ hoặc không còn phù hợp với hiện tại (BQT đang biên soạn lại và sẽ update khi xong). Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía đồng nghiệp! Nếu các bạn quan tâm muốn sử dụng lại nội dung này vui lòng ghi rõ nguồn suapinlaptop.vn.
BQT